Mánh khóe trốn thuế của một số doanh nghiệp
Trốn thuế là việc thực hiện các phương pháp mà pháp luật không cho phép hòng làm giảm số tiền thuế phải nộp ví dụ như mua bán hàng không xuất hóa đơn để giảm doanh thu, hay tạo ra thông tin không có thật như mua bán hóa đơn để tăng trí phí khấu trừ thuế, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế giá trị gia tăng
Đầu tiên cần phải làm rõ vấn đề lợi ích mà người mua sẽ nhận được ngay sau khi mua xe dưới tên công ty. Đó chính là vấn đề tiền thuế.
Hiện nay, khi mua một chiếc ô tô mới, người mua sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng(VAT) vào khoảng 10% giá trị chiếc xe. Nhưng nếu công ty đứng tên chủ sở hữu chiếc xe thì thuế giá trị gia tăng công ty phải chịu khi mua oto sẽ được coi là thuế giá trị gia tăng đầu vào và có thể được khấu trừ cho công ty…
Nói một cách dễ hiểu, nếu bạn là chủ doanh nghiệp/công ty đứng tên sở hữu chiếc xe, hóa đơn VAT khi đóng để mua xe đó sẽ ghi rõ đơn vị đóng là tên công ty của bạn, và sau này khi đến kỳ quyết toán thuế, công ty của bạn sẽ được khấu trừ tiền thuế này do đã đóng lúc mua xe.
Lợi ích thứ 2 chính là các hóa đơn xăng dầu có thể quyết toán với công ty chủ sở hữu chiếc xe. Ví dụ bạn đi đổ xăng và lấy hóa đơn bán hàng về đưa cho kế toán của công ty, vì chiếc xe thuộc quyền sở hữu của công ty nên công ty buộc phải chịu toàn bộ chi phí mà chiếc xe phát sinh bao gồm sửa chữa, cầu đường hay xăng dầu… Cơ bản chiếc xe được coi như là tài sản công vụ nên sẽ được thanh toán qua các chi chí phí liên quan. Tất nhiên việc này cũng sẽ tùy từng trường hợp cụ thể và không phải lúc nào cũng như vậy.
Đó là những lợi ích mà bạn có thể nhận được trong trường hợp bạn là chủ doanh nghiệp đứng tên chủ sở hữu chiếc xe. Còn trong trường hợp ngược lại thì lợi ích mà bạn nhận được là không đáng kể so với những phiền toái dưới đây.
- Việc đầu tiên bạn sẽ phải lường trước là khi bạn để công ty là chủ sở hữu chiếc xe, nghiễm nhiên theo đúng pháp luật thì chiếc xe của bạn là tài sản riêng của công ty. Như vậy công ty làm ăn trong trường hợp thua lỗ dẫn tới việc nợ nần ngân hàng, làm ăn phi pháp hay thậm chí là phá sản… chiếc xe của bạn sẽ nằm trong danh sách tài sản bị ngân hàng tích thu,… bạn sẽ mất toàn bộ tài sản của mình dù đó là việc không mong muốn.
- Rủi ro thứ 2 mà bạn sẽ phải gánh chịu đó là việc bán xe. Thông thường với một chiếc xe do chính bạn đứng tên sở hữu với tư cách pháp nhân thì việc mua bán lại dễ dàng và chẳng có mấy khó khăn. Tuy nhiên, nếu xe của bạn đứng tên công ty sở hữu thì chuyện lại hoàn toàn khác. Đại đa số những người đi mua xe cũ hay các đại lý thu mua xe sẽ rất ngại với các công ty với nguồn gốc do công ty đứng tên bởi ai cũng nghĩ xe thuộc dạng “ cha chung không ai khóc”, đi nhiều,hỏng hóc,…
- Thêm vào đó, còn là những khó khăn phức tạp gây ra. Thông thường, quy trình để bán một chiếc xe khi chủ sở hữu là doanh nghiệp bao gồm công chứng giấy tờ xe, công ty chủ sở hữu phải xuất hóa đơn VAT rồi đóng thuế trước bạ,…. Đó còn chưa kể thủ tục về khấu hao tài sản theo quy định nhà nước để làm thước đo đóng thuế trước bạ của xe.