Cái giá để chấp nhận sự giả mạo
“Khi nói về tiền, rõ ràng đây là thứ chúng ta quan tâm nhất, chúng ta có tất cả nghệ thuật tới từ những người thử nghiệm đã sử dụng mọi phương pháp để khám phá được giá trị của nó… tựa như việc chúng ta chú ý quá nhiều đến việc đánh giá mọi thứ và điều đó có thể kéo ta đi sai đường. Nhưng khi nói đến nguyên tắc quản trị của riêng mình, chúng ta lại ngáp và ngủ gật, chấp nhận bất kỳ điều gì vụt qua mà không cần tính đến cái giá phải trả.”
Khi mà những đồng tiền xu còn quá thô sơ, mọi người đã phải mất rất nhiều thời gian để kiểm tra xem thứ mà họ nhận được liệu có phải là tiền thật. Từ Hy Lạp dokimazein có nghĩa là “để thử nghiệm” hoặc là kiểm tra chất lượng của quặng khoáng sản.
Những thương gia có kỹ năng, họ có thể kiểm tra bằng cách ném nó xuống một bề mặt cứng và lắng nghe tiếng của đồng xu chạm vào đó. Mặc dù ngày nay, nếu aiđó đưa cho bạn một tờ 100 đô, bạn có thể kiểm tra bằng cách chà nó giữa các ngón tay hoặc giơ nó lên ánh sáng, để xem nó có phải là tiền thật hay không.
Tất cả những điều này đem đến một loại tiền tệ tưởng tượng, một phát minh của xã hội. Cái chính của phép ẩn dụ này là làm nổi bật lên việc bạn bỏ ra bao nhiêu nỗ lực để đảm bảo tiền đó là thật, trong khi bạn lại dễ dàng chấp nhận những suy nghĩ hay giả định có khả năng thay đổi cuộc sống của bạn. Một giả định khá mỉa mai được đưa ra: rằng có càng nhiều tiền bạn sẽ càng giàu có. Hoặc là do có nhiều người tin vào điều gì đó thì nó chắc hẳn phải là sự thật.
Thực ra thì, bạn nên kiểm tra những quan niệm này một cách thận trọng như những người đổi tiền. Như Epictetus đã nhắc nhở chúng ta, “Nhiệm vụ đầu tiên của một triết gia là kiểm tra và tách biệt những sự việc, và không làm gì với những điều chưa được kiểm tra.”