“Trong gian khổ mới lộ rõ bản chất. Vì thế nếu phải đối phó với thử thách, hãy nhớ Chúa đang thể hiện vai trò là một huấn luyện viên thể chất, xếp ngươi đấu với một đối thủ xứng tầm. Vì sao ư? Muốn trở thành vận động viên Olympic thì đương nhiên phải khổ luyện! Thử nghĩ mà xem không ai có một thử thách tốt hơn của ngươi; hãy tận dụng điều đó giống như việc một vận động viên tận dụng cơ hội so tài với một đối thủ trẻ tuổi hơn.”
Các nhà Khắc kỷ thích sử dụng phép ẩn dụ từ Thế vận hội, đặc biệt là bộ môn đấu vật. Giống như chúng ta, họ xem thể thao là thú vui tiêu khiển vừa là sân tập để rèn luyện những thử thách chắc chắn sẽ gặp phải trong cuộc sống. Như tướng Douglas MacArthur đã từng nói, những lời sau này đã được khắc tại nhà thi đấu ở WestPoin*:
Mọi người đều thấy mình bị đối thủ vượt trội, thất vọng vì mình không có một số kĩ năng hoặc đặc điểm họ có- chiều cao, tốc độ, tầm nhìn, bất cứ thứ gì. Cách chúng ta chọn để phản ứng với cuộc đấu tranh đó cho chúng ta biết chúng ta là kiểu vận động viên gì, chúng ta là người kiểu như thế nào. Chúng ta coi đó là cơ hội để học hỏi mạnh mẽ hơn không? Chúng ta có bực bội và phàn nàn không? Hoặc tệ hơn, chúng ta có thể từ bỏ và tìm một trận đấu dễ chơi hơn, một trận đấu khiến chúng ta cảm thấy thoải mái thay vì bị thách thức?
Những người vĩ đại không lảng tránh những bài kiểm tra năng lực của họ như thế này. Họ còn chủ động tìm kiếm những bài kiểm tra đó, bởi vì chúng không chỉ là thước đo của sự vĩ đại, chúng còn là con đường dẫn đến sự vĩ đại đó.