“Tâm trí phải được cho thư giãn- sau đó, nó sẽ sáng suốt và sắc bén hơn. Giống như cánh đồng phì nhiêu sẽ mất đi độ màu mỡ nếu không ngừng gieo trồng, việc liên tục nỗ lực làm việc sẽ biến dạng đi sức mạnh của tâm trí. Nhưng tâm trí sẽ lấy lại sức mạnh của mình nếu nó được tự do và thả lỏng một lúc. Liên tục làm việc sẽ mang tới một số dạng u mê và yếu đuối cho tâm hồn lý trí.”
Một người khi đọc cả tác phẩm của Marcus Aurelius lẫn của Seneca đều thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hai tính cách. Mỗi vị kể trên có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Liệu bạn đã sẵn sàng trao cho ai trọng trách to lớn của vị hoàng đế? Có lẽ là Marcus. Nhưng liệu bạn mong muốn trở thành ai? Có lẽ là Seneca.
Lý do cho giả định trên là, Seneca dường như có thứ mà ngày nay chúng ta gọi là cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Trong khi Marcus có thể tiếp tục đọc cho dù đã mệt mỏi thì Seneca luôn cảm thấy giàu năng lượng, tươi mới và mạnh mẽ. Triết lý nghỉ ngơi và thư giãn- kết hợp với học tập nghiêm chỉnh và các thói quen Khắc kỷ khác – có lẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đó.
Tâm trí cũng giống như cơ bắp, hay giống như mọi thứ khác- đều có thể bị hỏng hóc, quá tải, thậm trí là chấn thương. Sức khỏe thể chất của chúng ta cũng có thể đi xuống bởi sự tận tụy quá mức, thiếu nghỉ ngơi và các thói quen xấu. Bạn còn nhớ câu chuyện về John Henry, người thách thức máy móc? Cuối cùng, anh ấy đã qua đời vì kiệt sức. Đừng quên điều này.
Hôm nay, có thể bạn phải đối mặt với những thứ sẽ thử thách lòng kiên nhẫn, đòi hỏi sự tập trung và sáng suốt cao độ, hay đòi hỏi những đột phá sáng tạo. Cuộc đời là một hành trình dài, nó mang trong mình nhiều sự kiện như vậy. Liệu bạn có thể chống đỡ được chúng không nếu bạn liên tục vắt kiệt sức mình?